Những thuật ngữ Sneaker là giới chơi giày thì cần phải nắm

thuật ngữ sneaker

Bạn là người yêu thích giày Sneaker? Bạn muốn tìm hiểu và tìm những người có cùng sở thích đam mê với mình. Đầu tiên hãy lưu lại cho mình những thuật ngữ Sneaker này nhé. Đây là sẽ điều cần thiết để bạn có thể tìm kiếm được những đồng môn của mình đấy. Vì ở những bộ môn khác nhau chúng ta cũng sẽ có những thuật ngữ khác nhau và nó sẽ giúp bạn tránh tình trạng lạc lõng, nghe không hiểu gì khi nói chuyện với những đồng môn của mình. Chờ gì nữa hãy tự cung cấp cho mình vốn kiến thức về những thuật ngữ giày sneaker nhé!

MỤC LỤC

Các thuật ngữ sneaker mà bất cứ ai đam mê giày cũng nên biết

Mỗi ngành nghề hay một bộ môn nào đó đều sẽ có những thuật ngữ riêng và những từ lóng khác nhau. Ở thế giới Sneaker cũng vậy, chúng cũng có những thuật ngữ Sneaker dành riêng cho dân trong ngành. Những thuật ngữ Sneaker này ra đời với mục đích giúp các bạn có niềm đam mê và yêu thích với ngành này dễ dàng nhận ra nhau cũng như giúp những định nghĩa dài trở nên ngắn gọn, dễ hiểu hơn.

Nếu bạn là một người mới theo đuổi niềm đam mê này thì còn chờ gì nữa mà không cùng chúng tôi tìm hiểu và lưu lại cho mình những thuật ngữ Sneaker này nhằm giúp chúng ta tăng cường sự hiểu biết cũng như không còn thấy lạc lõng giữa những đồng môn của mình.

thuật ngữ giày

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ A

ACG: với tên đầy đủ là All Condition Gear mang hàm ý những kiểu giày phù hợp với mọi mùa trong năm. Chúng thường được sử dụng trong việc đi bộ đường dài hoặc có thể sử dụng để leo núi. Với chất liệu bền và khó hư hại trong mọi thời tiết.

AM: Air Max, một dòng giày của nhà Nike

AF1: Air Force 1 đây là thuật ngữ dùng để chỉ về giày Nike. Nếu các phiên bản trước của Nike gọi là Uptown thì ở phiên bản này Nike lại cho ra đời dòng Nike Air Force 1 Downtown.

Aglet:Là phần kim loại hay nhựa (có thể được làm bằng những chất liệu khác) dùng để bị đầy dây xỏ dây để tránh bị hư hỏng và dễ dàng hơn trong việc luồng dây giày qua lổ xỏ.

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ B

B-Grades: thuật ngữ này dùng để ám chỉ những đôi giày chính hãng nhưng ở nó mắc một vài lỗi nhỏ.

Bin: đây là giá mua chính thức của một đôi giày. Người mua không được offer hay đấu giá thêm.

BID: ngược lại với ở trên thì thuật ngữ này lại mang nghĩa là có đấu giá.

Bespoke: chỉ những đôi giày “độc nhất vô nhị”. Nó chỉ được thiết kế dành riêng độc quyền cho một người hoặc một nhóm người với số lượng có hạn. Chính vì vậy giá thành của nó cũng vô cùng đắt đỏ.

Beater: chỉ những đôi giày bạn mang nhiều nhất và mà không cần giữ gìn hay tiếc về nó.

Box Fresh: chỉ những đôi giày mới, chúng vẫn còn trong hộp và chưa được sử dụng lần nào.

Bin 23 Premio: Dùng để chỉ những dòng giày Jordan chất lượng được làm bằng chất liệu da tốt, có hộp đựng giày và cây giữ form giày làm bằng gỗ. Thường thì đây là những đôi giày được phát hành với phiên bản giới hạn.

đôi giày mới còn trong hộp

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ C

Colorway: thuật ngữ này dùng để chỉ các phối màu ở giày. Cùng một dòng giày nhưng có nhiều cách phối màu khác nhau với những Colorway càng hiếm thì giá chúng càng cao.

Cop: từ này nghĩa là mua. Khi bạn Cop một đôi giày bạn cần để ý đến hàng bạn mua là gì và giá nó có đúng với thị trường không.

Campout: từ này ám chỉ khi có đôi giày giới hạn mà bạn muốn rinh về. Bạn nguyện ý chờ cả ngày lẫn đêm ở ngoài cửa hàng để có thể sở hữu được đôi giày đó.

CDP: Countdown Pack là 2 hộp giày khi bạn ghép lại với nhau sẽ ra số 23 của Jordan.

Clean: ám chỉ góc nhìn đẹp mắt, thẩm mỹ và sạch sẽ về một đôi giày.

CIH: ám chỉ rằng bạn đã sẵn sàng để rướt em nó về và bên cạnh đó trong tài khoản của bạn đã sẵn sàng để chi trả cho nó.

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ D

DS (Deadstock) và NIB (New in box): đây là 2 từ đồng nghĩa với nhau, nó ám chỉ những đôi giày còn mới và chưa được ai mang qua từ khi ra thị trường.

Deal: là những đôi giày được bán ra với giá cả hợp lý và dễ chịu.

Drop/Pass: từ này xuất hiện muốn ám chỉ việc bỏ qua và không mua nó.

DB (Doernbecher): những phiên bản thiết kế này được Nike tham khảo từ những ý tưởng của bệnh nhi ở bệnh viện Doernbecher. Những sản phẩm này thuộc những phiên bản giới hạn và tiền bán được từ đây sẽ được ủng hộ đến bệnh viện để làm từ thiện.

DMP: cũng giống như thuật ngữ về CDP nhưng nó khác ở chỗ là nó bao gồm hai đôi Jordan 13 và Jordan 14.

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ E

EP: đây là những họa tiết da voi được xuất hiện ở đôi Air Jordan 3, tạo nên điểm nhấn ấn tượng mà mọi người đều muốn được sở hữu.

EXT:Extension – ám chỉ những đôi giày là phiên bản mở rộng để mặc casual.

giày air jordan 3

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ F

Flaws: thuật ngữ chỉ những chi tiết chưa chuẩn hay những phần keo còn dư của giày.

FSR: chắc hẳn thuật ngữ này không quá xa lạ với mọi người, nó ám chỉ giày đã được phát hành với đầy đủ các size.

Factory Variants: ám chỉ đây là hàng fake, với hững đôi giày được làm bằng những vật liệu còn dư lại và gia công để có được.

Flex: chỉ những hành động khoe giày.

Flake: chỉ những người đặt hàng nhưng lại bom, không nhận hàng.

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ G

Grails: chỉ những đôi giày bạn mong ước sẽ được sở hữu nhưng rất khó. Nó thường là những đôi giày rất hiếm và đắt tiền.

GR (General Release) và LE (Limited Edition): đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu như GR chỉ những đôi giày đang được bán trên diện rộng, dễ dàng tìm kiếm. Thì ở LE lại ngược lại nó ám chỉ những đôi giày với số lượng có hạn. Chúng chỉ được bán ở những dịp đặc biệt hoặc ở một số địa điểm nhất định.

GS: ám chỉ size giày dành cho học sinh cấp 1 và cấp 2.

size giày dành cho học sinh cấp 1 cấp 2

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ H

Hypebeast: thuật ngữ này chỉ những người thích sở hữu những đôi giày đang hot trên thị trường hoặc những đôi giày được sản xuất bởi tên của một ca sĩ, diễn viên nào đó. Họ mua nó chỉ vì muốn gây ấn tượng tạo sự nổi bật với người khác. Đôi khi họ sẽ không mang nó, cái họ quan tâm chỉ là vấn đề sở hữu được nó.

Hype: ám chỉ những người chạy theo phong trào. Nghĩa là khi thấy nhiều người sở hữu, PR về nó thì sẽ chạy đua để sở hữu như mọi người.

Heat: chỉ những đôi giày lạ và thường thì nó hiếm có để mà sở hữu được.

Hyperstrike: ám chỉ những đôi giày được nhà sản xuất phát hành ở những điểm bán lẻ. Nhưng với số lượng rất ít và nó không được thông báo trước đó.

HMU: Là viết tắt của cụm từ “Hit me up” mà người bán muốn gửi đến người mua hãy chủ động liên lạc.

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ I

Instacop: thuật ngữ sneaker này có nghĩa là nhanh tay lẹ mắt. Chúng sẽ được mua ngay khi mới phát hiện ra sản phẩm.

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ J

Jumpman: đây là huyền thoại bóng rổ của chúng ta Michael Jordan và nó cũng chính là logo trên đôi giày Jordan của nhà Nike.

J’s/Jays: Jordan – ám chỉ những đôi giày thương hiệu Jordan.

Jean lay: Nói về xu hướng thời trang cũ về những chiếc quần jeans có ống quần phủ trên sneaker.

đôi giày jordan của nhà nike

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ K

Kicks: đây còn là một cách gọi tên khác của Sneaker, có nghĩa là thuật ngữ Kicks = Sneaker. Bạn gọi là Kicks sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp trong ngành hơn nhé.

#KOTD: viết tắt của cụm từ “Kicks of the day” –  Những đôi sneaker của ngày hôm nay

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ L

Legit: nếu bạn mua hàng chính hãng thì từ này ám chỉ mức độ uy tín của nó và đảm bảo đây 100% là hàng chính hãng.

Legit check: kiểm tra độ uy tín cũng như sự đáng tin của người bán.

Low-ball: chỉ những người đưa ra mức giá thấp.

Low-top: thuật ngữ này chỉ những đôi giày thấp hơn mắc cá chân.

LIT: ám chỉ những hình ảnh đẹp đến mức không thể diễn tả bằng lời.

LS: Dùng để chỉ những đôi giày sneaker là phiên bản thời trang, không dùng để chơi thể thao.



Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ M

Murdered-out: chỉ những người yêu thích màu đen. Dù là gì đi nữa thì màu đen là nhất.

những người yêu thích màu đen

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ N

NIB (new in box): thuật ngữ này cũng dùng để ám chỉ những đôi giày còn mới chưa được sử dụng lần nào.

NFS (not for sale): đây là cụm từ dùng cho những đôi giày không bán, thường được dùng để trưng trong các cửa hàng hoặc tặng cho những khách hàng VIP.

NDS: Dùng để ám chỉ những đôi giày đã được mang, được sử dụng.

NWT: Dùng để nhắc đến những đôi giày không có hộp nhưng lại có phụ kiện.

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ O

OG (original): đây là phiên bản đời đầu của một dòng giày đang được phát hành.

OG all/OG nothing: nhắc đến những đôi giày có đủ phụ kiện/ không có đủ phụ kiện

OBO: “Or Best Offer” – sự thỏa thuận mà cả hai bên mua bán đều win win vui vẻ với nhau.

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ P

PE (player edition): Là những đôi giày dành cho những vận động viên, nó thường có những nét riêng biệt mang ký hiệu của đội nhóm hay thành viên đó.

PADS: Pass as Deadstock – ám chỉ những đôi giày vẫn còn nguyên phụ kiện, nhưng đã được mang thử một lần ( chưa mang ra ngoài).

Price Check: Sự kiểm tra về giá của mỗi sản phẩm.

đôi giày dành cho những vận động viên

PRM: chỉ những mặt hàng có chất lượng cao.

PS: những đôi giày dành cho em bé.

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ R

Retro: là những phiên bản giày được phát hành lại sau khi những bản OG được mọi người ủng hộ.

Reseller: chỉ những người săn được những hàng hiếm và bán lại với giá thành cao để kiếm lời.

Retailer: là những cửa hàng bán lẻ.

Restock: là những đôi giày được ưa chuộng đã bán hết trên thị trường, nay được bày bán trở lại.

Remastered: Dùng để nhắc đến những đôi giày sneaker từ năm 2015 với chất lượng sản phẩm đã được cải thiện so với những mẫu mã trước đó.

Receipt: Hóa đơn mua bán lẻ.

RR: Roshe Run tên viết tắt của một mẫu giày nhà Nike –  Nike Roshe Run (RO).

Raffle: Là thuật ngữ dùng để nhắc đến hoạt động mua một món hàng bằng hình thức bốc thăm.

Cách thuật ngữ bắt đầu bằng chữ S:

Sample: là những phiên bản được mang ra để quảng bá, làm vật mẫu trưng bày. Chúng thường được sử dụng bởi những người nổi tiếng nhằm tăng giá trị quảng bá cho sản phẩm.

Steal: một thuật ngữ của Steal deal, ám chỉ đến những đôi giày có chất lượng tốt nhưng giá rẻ và hời.

S.O/H.O – Starting Offer/Highest Offer: Mức giá khởi điểm ban đầu/ mức giá cao nhất.

SB: Dòng giày trượt ván của nhà Nike –  Nike SkateBoarding

SP: Special Play – Những đôi giày có thiết kế đặc biệc và chuyên dụng dành cho một môn thể thao nào đó.

SPRM: Supreme – Tên một thương hiệu giày nổi tiếng.

SE: Special Edition – chỉ những đôi giày phiên bản đặc biệt, được cải tiến từ những phiên bản mẫu giày cũ.

Struggle: Sự đấu tranh mong muốn có được món hàng hiệu nhưng lại không đủ tài chính, vì vậy phải tìm một sản phẩm tương tự thay thế.

Size run: ám chỉ giày có đủ size từ size nhỏ đến size lớn.

Sneakerhead: ám chỉ những người có niềm đam mê và yêu thích bất tận với giày. Là những người có tầm hiểu biết sâu rộng và mức độ tinh tế đạt level max khi sử dụng những đôi giày Sneaker.

sample những đôi giày mẫu thử

đam mê và yêu thích bất tận với giày sneaker

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ T

Tonal: thuật ngữ Sneaker này dành để ám chỉ cho những đôi giày có từ 1 đến 2 tone màu. Nhưng một tone màu sẽ chiếm phần lớn hơn tone màu còn lại.

Testing Water: ám chỉ việc người bán muốnk kiểm tra giá sản phẩm mà người mua đề nghị có khớp với giá của người bán đã muốn hay không.

TB: “team Basketball” –  thuật ngữ nhắc đến những mẫu giày sneaker dùng cho các đội bóng ở NCAA.

tonal những đôi giày có tone màu chủ đạo

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ U

Unauthorized: chỉ những đôi giày chưa được kiểm định nhưng đã được bán trên thị trường.

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ W

WOMFT: đây là câu hỏi hôm nay tôi mang gì?

WDYWT: hôm nay bạn sẽ mặc gì?

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ X

X – Collaboration: thuật ngữ này dùng để nhắc đến những đôi giày sneaker được hợp tác giữa các thương hiệu với nhau. Họ hợp tác với những nhãn hàng thời trang nổi tiếng, nhà thiết kế nổi tiếng hay các siêu sao.
Yeezy: là những đôi giày Sneaker do Kanye West thiết kế hợp tác cùng với nhà Adidas.

yeezy 350 phiên bản collab

Các thuật ngữ bắt đầu bằng chữ Y

Một số thuật ngữ khác

3M/3M Material: Thuật ngữ Reflective Material dùng để chỉ chất liệu phản quan trên sneaker.

1-7Y size Youth: Những đồi giày chỉ dành cho đối tượng thanh thiếu niên.

Những thuật ngữ thường sử dụng trong ứng dụng công nghệ thể thao

Hiện nay trên thị trường với nhiều thương hiệu giày khác nhau. Mỗi thương hiệu giày sẽ có những ứng dụng công nghệ riêng biệt nhằm tăng khả năng trải nghiệm cho người dùng và từ đó thu hút thêm được nhiều khách hàng. Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến một số công nghệ được ứng dụng rộng rãi và ưa chuộng hiện nay.

Boost

Đây là công nghệ của nhà Adidas do công ty BASF tạo ra và cung cấp độc quyền cho Adidas. Công nghệ này có khả năng đàn hồi, hoàn trả được năng lượng và tăng hiệu suất cho người dùng.

Khi bạn tác động một lực lên giày, nó sẽ hoàn trả lại bạn lực tác động ngược lại như vậy. Điều này sẽ giúp bạn di chuyển nhanh và dễ dàng hơn ít tốn năng lượng và mất sức của bạn.

những đôi giày sneaker sử dụng công nghệ boost

Flyknit

Đây là công nghệ của ông lớn Nike, nó được sử dụng cho phần upper của giày. Công nghệ này được áp dụng cho các sợi vải giúp đan vào nhau một cách chuẩn xác nhất, đem lại độ đàn hồi và sự mềm mại cho đôi giày của bạn.

độ đàn hồi và sự mềm mại cho đôi giày của bạn

Ortholite

Đây là một công nghệ đang được ưa chuộng hiện nay với khả năng thoáng khí, ngăn ngừa mùi hiệu quả với trợ đêm chân êm ái.

Hiện nó đang được nhiều ông lớn ưa chuộng và sử dụng như Nike, Adidas, Vans, Converse,…

giày sneaker do kenye west thiết kế ra

Climachill

Công nghệ này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, loại bỏ được cảm giác oi bức, nặng nề khi nhiệt độ tăng.

Climachill sử dụng công nghệ kết hợp giữa vải dệt kim titan và hạt cầu nhôm làm mát 3D.

những đôi giày sneaker sử dụng công nghệ climachill

3M – Reflective Material

Hiện nay nó đang được sử dụng như việc khẳng định vị thế của mình giữa các ông lớn. 3M – Reflective Material là công nghệ phát quang, một trong những công nghệ hiện được ưa chuộng nhất hiện nay.

những đôi giày sneaker sử dụng công nghệ 3m reflective material

Light Responsive Technology

Đây là công nghệ đang được Adidas sử dụng trong 3 đôi Sneaker XENO của mình với công nghệ phản quang đa sắc tạo nên sự khác biệt.

những đôi giày sneaker sử dụng công nghệ light responsive technology



Những thuật ngữ giày sneaker thường được dân chơi giày sử dụng

Replica

Trên thế giới thuật ngữ Sneaker Replica có thể được xem là hàng nhái nhưng nó lại không phải là hàng giả. Giá thành của hàng Replica sẽ rẻ hơn so với hàng thật. Hàng Replica là những sản phẩm có sự thay đổi về chất liệu và mẫu mã so với hàng thật.

Nói dể hiểu hơn. các bạn có thể hiểu Replica là những hàng làm lại nhưng với chất lượng và tính thẩm mỹ vượt trội. Nó gần giống hàng thật đến 95 hoặc 98%.

giày giống hàng thật đến 98%

Fake

Thuật ngữ giày Fake chắc hẳn không còn xa lạ gì với các bạn đúng không nào.

Đúng vậy đây chính là hàng giả, hàng nhái lại từ các thương hiệu nổi tiếng. Chúng thường có giá thành rất rẻ và chất lượng theo đó cũng kém bền.

SF hay Super Fake

Super Fake là thuật ngữ sneaker để chỉ những mặt hàng giày được làm giả, làm nhái nhưng khi so sánh với hàng Fake thì lại có chất lượng cao hơn.

Hype

Đây là thuật ngữ Sneaker mà chắc hẳn các nhà sản xuất giày rất ưa chuộng.

Khi một mẫu giày trên thị trường được sử dụng cụm từ này có nghĩa là nó đang thật sự rất “Hot”. Nhận được sự phản ứng tích cực, đánh giá cao từ thị trường cũng như người sử dụng.

LE

Khi nhắc đến từ này có nghĩa là nhắc đến những sản phẩm có giới hạn. Thường là những sản phẩm sản xuất với số lượng ít và khó có thể sở hữu được chúng.

OG hay Original

OG là những sản phẩm đời đầu tiên được sản xuất trong một dòng giày nào đó. Lần đầu xuất hiện và ra mắt thị trường thường những đôi giày sẽ được sử dụng với thuật ngữ này.

giày lần đầu được sản xuất

OG retro

Og Retro là một trong những thuật ngữ sneaker dùng để nhắc đến những dòng giày thể thao được tái bản và sản xuất lại giống với bản gốc, chúng không có sự thay đổi gì so với lúc đầu.

Resell

Thuật ngữ này ám chỉ những sản phẩm đã được mua đi và bán lại với mức giá cao, nó thường xảy ra với những sản phẩm giới hạn.

Thường những hàng Resell sẽ là hàng đã qua trung gian. Những đôi giày này sẽ được bán với giá cao hơn thường dựa trên số lượng phát hành, giá trị sưu tập và thiết kế và chất lượng của nó.

Retail

Đây thường là giá giày bán lẻ được nhà sản xuất báo với các cửa hàng. Mức giá này chưa bao gồm thuế và các khoản phí khác.

Thuật ngữ sneaker liên quan đến giao dịch

đổi giày đẹp đến từng chi tiểt

Deal: hàng được bán ra với mức giá phải chăng.

Steal: đây là mức giá mà mọi người rất mong đợi. Mức giá này còn tốt và hợp lý hơn cả deal.

Cop: mua

Bid: đây là hình thức mua qua đấu giá. Mỗi người mua sẽ trả giá cho đôi giày này, ai trả mức giá cao nhất sẽ được sở hữu chúng.

Starting Offer – S.O: giá đầu tiên ra.

Highest Offer – H.O: mức giá đưa ra cao nhất.

Hit Me Up – HMU: nghĩa là người mua liên hệ với người bán. Vì người bán muốn người mua làm điều đó.

Price Check: kiểm tra giá trên thị trường trước khi mua để tránh bị thách giá cao.

Receipt: hóa đơn mua lẻ.

receipt hóa đơn mua bán lẻ giày sneaker

Tổng kết

Vậy là bài viết về những thuật ngữ Sneaker đã kết thúc rồi. Các bạn còn thắc mắc hay khó hiểu về thuật ngữ nào nữa không? Hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại câu hỏi dưới phần bình luận này để có câu trả lời cho những thắc mắc đó nhé. Đừng quên để lại những góp ý của bạn cho bài viết này để bài viết có thể được hoàn thiện nhất nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài.

>> Có thể bạn quan tâm và xem thêm:



0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận